8/9/13

Ca sĩ Khánh Ly

Khánh Ly là một nữ ca sĩ Việt Nam nổi tiếng. Bắt đầu sự nghiệp ca hát từ những năm 1960, gắn liền với các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly là một trong những tiếng hát tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Khánh Ly cũng rất thành công với các nhạc phẩm tiền chiến và của nhiều nhạc sĩ khác như Phạm Duy, Trầm Tử Thiêng, Vũ Thành An, Nguyễn Đình Toàn, Trầm Tử Thiêng... Nghệ danh Khánh Ly được bà ghép từ tên hai nhân vật Khánh Kỵ và Yêu Ly trong Đông Chu Liệt Quốc (Trung Quốc).

Khánh Ly tên thật là Nguyễn Thị Lệ Mai, sinh ngày 6/3/1945 tại Hà Nội, cũng có khi cô lấy tên Phạm Thị Lệ Mai theo họ Phạm của người cha dượng. Năm 1954, Khánh Ly theo mẹ di cư vào miền Nam.

Khi còn ở Hà Nội, dù chưa tới 9 tuổi, Khánh Ly đã tham dự một cuộc thi hát với bài Thơ Ngây của nhạc sĩ Anh Việt nhưng không được giải gì. Cuối năm 1956, mới 11 tuổi, Khánh Ly một mình đi nhờ xe chở rau từ Đà Lạt về Sài Gòn tham dự cuộc thi tuyển lựa ca sĩ nhi đồng do đài Pháp Á tổ chức tại rạp Norodom. Lệ Mai hát bài Ngày Trở Về của nhạc sĩ Phạm Duy và đoạt giải nhì, sau "thần đồng" Quốc Thắng.

Năm 1962, Khánh Ly thực sự bước chân vào sự nghiệp ca hát, bà hát cho phòng trà Anh Vũ trên đường Bùi Viện, Sài Gòn. Cuối năm đó cô chuyển lên sống tại Đà Lạt và hát cho các phòng trà ở đó. Năm 1964, Khánh Ly gặp nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, lúc đó còn chưa nổi tiếng, Trịnh Công Sơn mời cô về Sài Gòn biểu diễn. Lúc đó, vì không muốn rời Đà Lạt nên Khánh Ly từ chối lời đề nghị của người nhạc sĩ trẻ đó.

Năm 1967, do tình cờ cô gặp lại Trịnh Công Sơn tại Sài Gòn và từ đó, Khánh Ly cùng Trịnh Công Sơn đã trở thành một hiện tượng của tân nhạc Việt Nam.
Ca sĩ Khánh Ly và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc còn trẻ
Khánh Ly và Trịnh Công Sơn đã có những buổi trình diễn ngoài trời không công và không thù lao cho sinh viên tại Quán Văn (mà theo Khánh Ly, đó là một quán lá sơ sài dựng trên một nền gạch đổ nát) nằm trên bãi đất rộng sau trường Đại học Văn Khoa Sài Gòn. Họ tiếp tục trình diễn khắp nơi ở miền Nam Việt Nam, nhất là trong sân cỏ trường đại học, nơi Khánh Ly được mệnh danh là "Nữ Hoàng Chân Đất" hay "Nữ Hoàng Sân Cỏ". Khánh Ly chính là ca sĩ Việt Nam đầu tiên tổ chức sô (show) diễn riêng của mình.

Về biệt danh "Nữ hoàng chân đất", theo lời thuật lại của Khánh Ly trong băng Video Một đời Việt Nam thực hiện năm 1991, khi chưa có kinh nghiệm ca hát và lần đầu tiên xuất hiện trước một đám đông khoảng một ngàn người, Khánh Ly đã không giữ được bình tĩnh và đứng không vững, phải vịn vào vai Trịnh Công Sơn. Trịnh Công Sơn nói "bỏ tay ra và đứng hát cho nghiêm chỉnh", vì run quá, nên Khánh Ly cởi bỏ đôi giày cao gót và đứng chân đất và nhờ đó, đã có thể bình tĩnh để trình bày hết bài hát của Trịnh Công Sơn trong suốt một đêm đó, khoảng 30 đến 40 bài hát trong 1 đêm. 

Khánh Ly kể về thời kỳ những năm 60 cơ cực, đói khổ nhưng đầy hạnh phúc ấy: "Thực sự tôi rất mê hát. Không mê hát thì tôi không có đủ can đảm để đi hát với anh Sơn mười năm mà không có đồng xu, cắc bạc nào. Thời ấy, tôi phải chịu đói, chịu khổ, chịu nghèo, không cần biết đến ngày mai, không cần biết đến ai cả, mà vẫn cảm thấy mình cực kỳ hạnh phúc, cảm thấy mình sống khi được hát những tình khúc của Trịnh Công Sơn".

Từ năm 1967 đến 1975, Khánh Ly hợp tác với nhiều hãng đĩa tại Sài Gòn, thâu âm nhiều bài hát trong các dĩa nhạc của các hãng dĩa Việt Nam, Sóng Nhạc, Tình Ca Quê Hương, Dư Âm, Nhạc Ngày Xanh, Continental và thâu vào băng Akai của Chương trình Phạm Mạnh Cương, Trường Sơn, Sơn Ca, Họa Mi, Jo Marcel... Năm 1968, Khánh Ly mở Hội Quán Cây Tre ở Đakao, số 2bis đường Đinh Tiên Hoàng, Sài Gòn. Đây là nơi tụ họp của các văn nghệ sĩ và các sinh viên học sinh yêu văn nghệ yêu tiếng hát Khánh Ly, và đây cũng là nơi tổng phát hành những cuốn băng nổi tiếng Trịnh Công Sơn - Khánh Ly Hát Cho Quê hương Việt Nam.

Trong hai năm 1969 và 1970, được sự tài trợ (của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa), Khánh Ly đã có nhiều cuộc trình diễn cho các sinh viên Việt Nam ở châu Âu, Mỹ và Canada. Năm 1970, nhận được lời mời của đài truyền hình NHK, Khánh Ly sang biểu diễn ở Nhật Bản. Khánh Ly đã ghi âm và trình diễn các ca khúc bằng cả hai thứ tiếng Việt và Nhật.

Năm 1970, Chiến tranh Việt Nam lan rộng, Trịnh Công Sơn viết nhiều ca khúc phản chiến và được Khánh Ly hát trong những cuốn băng Hát Cho Quê Hương Việt Nam. Khánh Ly cũng tham gia hát trong những buổi ca nhạc gây dựng quỹ của các hội đoàn, hội Công giáo Việt Nam để xây chùa, nhà thờ, trại mồ côi, trại tị nạn. Năm 1972, cô mở một phòng trà ca nhạc mang tên Khánh Ly trên đường Tự Do, số 1214 tại thành phố Sài Gòn.

Sau năm 1975, Khánh Ly rời Việt Nam và định cư tại Cerritos, California, Hoa Kỳ. 

Năm 1979, một lần nữa Columbia Nippon (một hãng thu âm ở Nhật Bản) lại mời Khánh Ly đến Nhật để thâu băng nhạc của Trịnh Công Sơn. Năm 1982, đài Bunka Honso Radio (Nhật bản) mời Khánh Ly tham gia Liên hoan Âm nhạc Châu Á với nhiều nghệ sĩ nhiều nước châu Á. 
Ca sĩ Khánh Ly, xưa và nay.
Năm 1985, Khánh Ly cùng chồng là nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan mở hãng thu riêng Khánh Ly Productions. Năm 1987, Khánh Ly trở lại Nhật để thâu băng cho phim Thuyền Nhân (Boat Man).

Từ sau năm 1975, cô về nước hai lần để thăm gia đình. Năm 2005, trong một cuộc phỏng vấn trên đài BBC của Anh ở Mỹ, Khánh Ly cho biết, về Việt Nam luôn là ước mơ nằm trong trái tim cô.

Năm 1988, là một tín đồ Công giáo mộ đạo, Khánh Ly được mời đến Vatican trong lễ phong Các thánh tử đạo Việt Nam. Trong sự kiện này, Khánh Ly đã gặp Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Năm 1989, sau khi bức tường Berlin bị phá bỏ, Khánh Ly và Thanh Tuyền đã hát trong chương trình nhạc đầu tiên ở Đông Đức. Năm 1992, Khánh Ly được mời đến Đại hội Giới trẻ Thế giới ở Denver, Colorado (Hoa Kỳ), và là lần thứ hai bà được gặp Giáo hoàng Gioan Phaolô II. Năm 1996, Đài truyền hình NKH ở Nhật Bản đã chọn Khánh Ly là một trong 10 nhân vật nổi tiếng để làm phim tài liệu về cuộc đời và gia đình Khánh Ly.

Hiện nay Khánh Ly vẫn tiếp tục sự nghiệp ca hát của mình và là một diva (nữ ca sĩ được mến mộ) trụ cột của Trung tâm Thúy Nga.

Gia đình
Theo báo Công an Nhân dân, Khánh Ly lập gia đình lần đầu và có 2 con (chưa rõ tên). Lần thứ hai có 1 người con, chồng là Mai Bá Trác, (một Đại úy biệt kích, Quân lực Việt Nam Cộng Hòa). Lần thứ ba, Khánh Ly lập gia đình với Nguyễn Hoàng Đoan, một nhà báo kiêm nhà văn viết tiểu thuyết phóng sự năm 1975. Cô có tổng cộng bốn người con, hai trai và hai gái.

Quan điểm
Theo Khánh Ly thì người ca sĩ đứng trên sân khấu hay ngoài đời thường thì đã nhận lời khen thì cũng phải chấp nhận lời chê thậm chí là những lời chê cực đoan liên quan đến vấn đề chính trị vì không phải ai cũng yêu mình cả và việc chống đối vì nhiều lý do cũng là tự nhiên. Về vấn đề kiểm duyệt (ca sĩ nước ngoài biểu diễn ở Việt Nam), cô đồng tình và cho rằng phải có kiểm duyệt của Chính phủ Việt Nam đối với các ca khúc hải ngoại vì "một ca sĩ lỡ hát những bài người ta không cho phép thì phiền lắm", cô còn cho rằng kiểm duyệt cũng là điều đúng vì "Mình vào nhà người ta, tức là vào nhà người ta thì chỉ được làm những gì người ta cho phép" và theo bà thì việc kiểm duyệt "chẳng làm phiền gì mình hết, tại vì nhiều khi cái mình thích chưa chắc là cái người ta thích".

Băng nhạc, CD Khánh Ly (1962 - 1975 tại Việt Nam)
Trong những năm 1967 đến 1975 Khánh Ly thâu âm rất nhiều vào đĩa nhựa 45 tours, băng Akai của các hãng dĩa như Việt Nam, Sóng Nhạc, Sơn Ca, Nhạc Ngày Xanh, Shotguns, Phạm Mạnh Cương, Continental, Premier, Thương Ca - Mặc Thế Nhân, Nhã Ca - Anh Việt Thanh, Nhật Trường, Trường Hải, Diễm Ca, Mây Hồng, Jo Marcel, Nguyễn Hữu Thiết, Hoàng Trọng... Và những album riêng sau đây :

1967 - Ghi âm trực tiếp tại Quán Văn. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1969 - Hát cho quê hương Việt Nam 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1970?- Nhạc Tuyển 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1970 - Hát cho quê hương Việt Nam 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1971 - Băng nhạc Tình ca 1. Tiếng hát Khánh Ly, Sĩ Phú, Duy Trác, Thanh Lan
1971 - Hát cho quê hương Việt Nam 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1971 - Tứ quý. Tiếng hát Lệ Thu, Duy Trác, Khánh Ly, Tuấn Ngọc
1973 - Hát cho quê hương Việt Nam 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1973 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1974 - Hát cho quê hương Việt Nam 5. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1974 - Sơn Ca 7. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
Sau 1975[sửa]
1976 - Khi tôi về
1976 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1976 - Giáng Sinh-Quê hương còn đó nỗi buồn. Khánh Ly, Sĩ Phú, Mai Hương
1976 - Hát cho quê hương Việt Nam 6 (tái bản từ băng nhạc Nhạc Tuyển 1) . Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1977 - Hát cho những người ở lại
1977 - Tình ca mùa hạ
1979 - Người di tản buồn
1980 - Lời buồn thánh. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1981 - Đừng yêu tôi. Khánh Ly - Vũ Thành An
1981 - Giọt lệ cho ngàn sau. Khánh Ly - Từ Công Phụng
1981 - Bông hồng cho người ngã ngựa
1981 - Tủi nhục ca. Khánh Ly - Hà Thúc Sinh
1982 - Tắm mát ngọn sông đào
1983 - Ướt mi
1983 - Bản tango cuối cùng
1984 - Trong tay anh đêm nay, Dạ vũ Valse
1984 - Lá đổ muôn chiều (Tà áo xanh). Nhạc tiền chiến Đoàn Chuẩn - Từ Linh
1984 - Bài tango cho em
1985 - Khối tình Trương Chi. Khánh Ly, Sĩ Phú. Thanh Lan thực hiện
1985 - Biển nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1985 - Bông bưởi chiều xưa. Khánh Ly - Châu Đình An
1986 - Hạ trắng. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1986 - Niệm khúc cuối. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
1986 - Thương một người. Diễm Xưa phát hành
1986 - Tango tango
1987 - Tình không biên giới
1987 - Ai trở về xứ Việt
1987 - Bên ni bên nớ. Khánh Ly - Phạm Duy
1987 - Như cánh vạc bay. Khánh Ly, Lệ Thu
1987 - Đêm hạ hồng. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu, Thanh Phong
1988 - Boston buồn
1988 - Tango điên (Vũ nữ thân gầy)
1989 - Kinh khổ. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
1989 - Mưa hồng
1989 - Đêm hạnh ngộ
1989 - Niệm khúc hoa vàng
1989 - Xóa tên người tình. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
Thập niên 1990[sửa]
1990 - Tình nhớ. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1990 - Tình hờ. Tiếng hát Khánh Ly, Elvis Phương
1991 - Vũng lầy của chúng ta. Khánh Ly – Lê Uyên Phương
1991 - Tưởng rằng đã quên
1991 - Lệ đá. Tiếng hát Khánh Ly, Lệ Thu và Kim Anh
1991 - Best of Khánh Ly
1992 - Ca dao mẹ
1992 - Bên đời hiu quạnh. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1992 - Một cõi đi về (Im lặng thở dài). Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1993 - Dốc mơ
1993 - Tôi ơi đừng tuyệt vọng. Tiếng hát Khánh Ly, Trịnh Công Sơn và Trịnh Vĩnh Trinh
1994 - Để lại cho em. Khánh Ly - Phạm Duy
1994 - Em còn nhớ hay em đã quên (tái bản từ Bông hồng cho người ngã ngựa)
1994 - Ừ thôi em về (tái bản Shotguns record collection từ '70)
1995 - Đời vẫn hát
1996 - Ca khúc da vàng, Volume 1. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1997 - Mùa thu xa em: Khánh Ly đặc biệt
1998 - Ca khúc da vàng, Volume 2. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1999 - Ca khúc da vàng, Volume 3. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
1999 - Hiên cúc vàng. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
1999 - Nguyệt ca. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2000 - Đời cho ta thế. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2000 - Tình thu trên cao. Ca khúc Nguyễn Xuân Điềm
2001 - Một sớm mai về. Khánh Ly - Trầm Tử Thiêng
2002 - Nếu có yêu tôi
2002 - Mưa trên cây hoàng lan. Khánh Ly - Nguyễn Đình Toàn
2003 - Còn tuổi nào cho em. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2005 - Ca khúc da vàng, Volume 4. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2008 - TangoGoTango
2009 - Như một vết thương. Khánh Ly - Trịnh Công Sơn
2011 - Nụ cười trăm năm. Khánh Ly – Trần Dạ Từ [9]
2011 - Chưa phai. Khánh Ly - Thơ Cẩm Vân phổ nhạc
2012 - Thánh ca dâng Mẹ

Video
1982 - Khánh Ly In Japan
1988 - Ai Trở Về Xứ Việt
1991 - Một Đời Việt Nam
2005 - Thuở Ấy Mưa Hồng

Theo Wiki

0 nhận xét: